Đống hành với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , nhu cầu sử dụng các dòng sản phẩm công nghệ cao và tiêu chí chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng.Với yêu cầu khát khe đó các nhà máy sản xuất linh kiện điện từ đòi hỏi có độ chính xác cao. Trong công đoạn sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử sẽ có môt hàm lượng lớn điện tích phóng ra và tích tụ trên bề mặt nhà xưởng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị điện tử và các trang thiết bị đo lường, kiểm soát. Việc thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện sẽ loại bỏ hoàn toàn việc tích điện trên bề mặt nhà xưởng. Bảo An là nhà thầu thi công sàn chống tĩnh điện với nhiều năm kinh nghiệm.
1.Giải pháp làm mất điện tích , tích tụ trên mặt sàn khi thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Giải pháp chống tĩnh điện thứ nhất
+ Chống tĩnh điện bằng cách phân tán : khi có điện tích đi xuống nền nhà xưởng sẽ ngay lập tức được truyền dẫn và phân tán toàn bộ xuống mặt đất bằng hệ thống dây dẫn đồng khi thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện.
Giải pháp chống tĩnh điện thứ hai
+ Chống tĩnh điện bằng phương pháp triệt tiêu : Khi thi công sơn epoxy ta phủ thêm một lớp vật liệu ( sơn epoxy) có điện trở cao trên bề mặt sàn nhà xưởng như vậy khi điện tích truyền xuống lớp vật liệu điện trở cao này làm nhiệm vụ triệt tiêu .
Quy trình thi công sơn epoxy chống tĩnh điện cho nền nhà xưởng
-
Kiểm tra bề mặt nền bê tông trước khi thi công
- Bề mặt trước khi thi công phải phẳng, nhẵn và được hoàn thiện bằng máy xoa nền chuyên dụng.
- Bề mặt đảm bảo không có bẩn, bụi, dầu mỡ.
- Độ ẩm của bề mặt thi công phải đảm bảo nhỏ hơn 5%.
kiểm tra nền bê tông trước khi thi công sơn chống tĩnh điện
2.Vệ sinh và sửa chữa bề mặt.
- Loại bỏ và tạo nhẵn, phẳng các điểm lỗi nhỏ (ghồ ghề, mụn bê tông, bê tông yếu, lớp vữa dính trên bề mặt) và các tạp chất khác trên bề mặt cần thi công.
- Sử dụng máy trà nền loại bỏ các tạp chất, lớp bụi hay bột bê tông trên bề mặt.
- Dùng máy hút bụi vệ sinh sạch khu vực cần thi công.
Vệ sinh mặt nền trước khi thi công
3. Thi công phủ lớp lót PS60
- Dùng rulo lông dài trải đều hỗn hợp PS60 trên bề mặt đã vệ sinh
- Thi công rulo theo nhiều lượt đảm bảo độ phủ đồng đều của lớp vật liệu được trải trên bề mặt.
- Không thi công lớp lót quá dầy hay để tạo vũng sẽ gây hiện tượng rạn nứt và bong rộp bề mặt.Để khô 8 giờ trước khi trám vá, xử lý bề mặt hoặc thi công sơn phủ Epoxy lớp thứ nhất (basecoat)
4. Trám vá và xử lý bề mặt
- Sử dụng vật liệu keo trám vá chuyên dụng NS50 trám đầy các vị trí bị rỗ nứt
5. Thi công phủ lớp Primer IS
- Xác định khối lượng diện tích tiêu thụ cho mỗi bộ vật liệu và đánh dấu trên khu vực cần thi công.
- Đổ vật liệu ra khu vực cần thi công, dùng bàn trang chuyên dụng dàn đều lượng vật liệu trên phạm vi êu thụ vật liệu đã xác định.
- Dùng rulo dàn đều sơn theo hai hướng vuông góc để đảm bảo độ đồng đều độdầy cũng như độ phủ và độ nhẵn, mịn của bề mặt sau khi hoàn thiện.
- Để khô 12 giờ trước khi tiến hành công việc tiếp
Thi công lớp lót cách điện
6. Trám vá và xử lý bề mặt
- Sử dụng vật liệu keo trám vá chuyên dụng NS50 trám đầy các vị trí bị rỗ nứt lớn còn trên bề mặt.
- Sử dụng máy trà nền tạo xước bề mặt lớp phủ basecoat, loại bỏ các các tạp chất, mụn bê tông, rác và tạo nhẵn các vết trám vá do các công tác thi công trước mang lại.
7. Thi công lớp Primer D or C
- Dùng rulo lông dài trải đều hỗn hợp primer D hoặc C trên bề mặt đã phủ lớp lót.
- Thi công rulo theo nhiều lượt và hai hướng vuông góc đẻ đảm bảo độ phủ đồng đều, độ mịn của bề mặt.
- Để khô 36 giờ trước khi thi công lớp tiếp
-
sơn epoxy chống tĩnh điện
8. Thi công phủ Epoxy lóp hoàn thiện (topcoat)
- Đổ vật liệu ra khu vực cần thi công, dùng bàn trang chuyên dụng dàn đều lượng vật liệu trên phạm vi tiêu thụ vật liệu đã xác định (trên bề mặt lớp Prime D or C). Không nên đổ quá dầy, Định mức tiêu chuẩn đổ 7‐0.8kg/m2.
- Dùng rulo dàn đều sơn theo hai hướng vuông góc để đảm bảo độ đồng đều độ dầy cũng như độ phủ và độ nhẵn, mịn của bề mặt sau khi hoàn thiện.
- Sử dụng rulo gai lăn nhiều lượt trên bề mặt vừa hoàn thiện bằng rulo để loại bỏ các bọt khí nằm trên bề mặt.
- Tiếp tục sử dụng chổi nhỏ để loại bỏ các bọt khí còn sót lại trên bề mặt sau khiđã xử lý bằng lô gai.
- Sử dụng dụng cụ thủ công để loại bỏ rác, các tạp chất khác nằm lẫn trên bề mặt lớp sơn vừa thi công còn ướt
Thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
@ Lưu ý:
+ Sau 25 phút tính từ khi trộn vật liệu, không được lăn lô gai hay đi lại trên khu vực đã thi công.
+ Để khô 12 giờ trước khi đi lại nhẹ nhàng
9. Kiểm tra độ kháng điện
- Sử dụng máy đo Test kit 701 đo hệ số kiểm soát tĩnh điện của hệ thống đã thi công hoàn thành.
- Ghi chỉ số đạt được vào bảng đo trị số.
-
Bảo An là nhà thầu cam kết về chất lượng cũng như đảm bảo khả năng chống tĩnh điện trên bề mặt nhà xưởng.
Quý khách cầu thi công sơn epoxy chống tĩnh điện xin liện hệ :